NHỮNG LỖI HAY GẶP KHI THI CÔNG TẤM NHỰA POLYCARBONATE

Tấm nhựa Polycarbonate hay còn gọi là tấm nhựa lấy sáng hoặc tấm nhựa Poly. Đây là một loại vật liệu mới trong thi công công trình. Tấm nhựa polycarbonate có thể được sử dụng trong các công trình như lợp mái hiên, vách nhà, hành lang,… nhằm mục đích lấy sáng hoặc chống nắng nóng. Chính vì là một vật liệu mới nên nhiều thợ thi công vẫn chưa biết các lắp đặt chính xác của tấm nhựa polycarbonate nên dẫn đến nhiều lỗi sai về kỹ thuật thi công. Và dưới đây là một vài lỗi sai tiêu biểu để khách hàng có thể tham khảo để tránh mắc phải trong cách công trình của mình.

 Thợ thi công bắn vít quá chặt

Khi thi công bắn vít sản phẩm tấm nhựa polycarbonate, tuyệt đối thợ thi công bắn vít chỉ vừa tới tấm nhựa poly, không bắn vít quá chặt sẽ dẫn đến tình trạng sau một thời gian vít sẽ ăn vào nhựa và gây nứt tấm nhựa.

Hình ảnh thợ thi công tấm nhựa polycarbonate bắn vít quá chặt vào tấm
Hình ảnh thợ thi công tấm nhựa polycarbonate bắn vít quá chặt vào tấm

Thi công bắn vít không khoan mồi và không dùng ke chống bão

Việc khi thợ thi công không khoan mồi sản phẩm tấm nhựa polycarbonate và dùng phụ kiện ke chống bão là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Ngày nay, khi mà thời gian là vàng, áp lực lợi nhuận là cực kỳ cao, đa số đội thợ đều sẽ tiết kiệm bằng cách bắn trực tiếp vít vào tấm nhựa.

Chính vì điều này đã khiến cho tấm nhựa polycarbonate trải qua một thời gian với sự thay đổi khắc nhiệt của thời tiết đã bị nứt do không có khoản cách để thân vít giãn nở ( Tính chất giãn nở của tấm nhựa polycarbonate khi trời lạnh sản phẩm sẽ bắt đầu co vào và khi nhiệt độ tăng lên cao sản phẩm sẽ giãn nở ra ).

Hình ảnh thợ thi công không khoan mồi và bắn vít không có ke chống bão khi thi công tấm nhựa polycarbonate.
Hình ảnh thợ thi công không khoan mồi và bắn vít không có ke chống bão khi thi công tấm nhựa polycarbonate.

Thợ thi công bắn vít quá sát mép tấm nhựa polycarbonate và để điểm nối theo chiều ngang.

Theo như hướng dẫn của nhà sản xuất để được quy chế bảo hành, khi bắn vít phải cách mép tấm nhựa polycarbonate tối thiểu là 8cm trở lên và điểm nối phải để theo hướng nước chảy ( tuyệt đối không lợp ngang ). Nhưng với hình ảnh dưới đây chúng ta có thể thấy, thợ thi công bắn vít sát mép nhựa với khoảng cách chưa đến 1cm và điểm nối, tấm nhựa lại được lợp theo hướng ngang:

  • Với việc bắn vít sát mép nhựa poly, chỉ trong vòng 5 – 7 ngày sản phẩm sẽ bị nứt nếu phải đối diện với thời tiết khắc nhiệt. Chính gió bão sẽ tác động khiến cho điểm bắn con vít sát mép nhựa bị nứt và dần dần ngày càng nứt to hơn nếu như chủ nhà không có phương pháp xử lý kịp thời.
  • Với việc lợp mái ngang và dùng nẹp nhôm điểm nối ở ngang, thợ thi công sẽ chặn mất hướng nước chảy. Khiến cho nước và các cặn bụi vẫn đọng mãi ở trên tấm nhựa không có hướng thoát. Khi nhựa bắt đầu giãn nở do thời tiết nóng lên thì chính ở các điểm nối đó, nước sẽ chảy và gây dột nước xuống phía dưới sàn nhà.
Hình ảnh thợ thi công bắn vít quá sát mép khi thi công tấm nhựa polycarbonate.
Hình ảnh thợ thi công lợp tấm nhựa polycarbonate theo chiều ngang, không theo hướng nước chảy

 Sai khẩu độ khung sắt khi thi công tấm nhựa polycarbonate khiến tấm nhựa bị võng và đọng nước

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tỉ lệ đan khung luôn luôn phải là khung vuông và khẩu độ khoảng cách của khung phải tương ứng với độ li. Nếu chúng ta đan sai khẩu độ, sau 1 thời gian do thay đổi của thời tiết thì tấm nhựa polycarbonate sẽ bị giãn nở và tỉ lệ võng khá cao, dẫn đến sự mất thẩm mỹ của sản phẩm

Hình ảnh thợ thi công đan khung sắt sai gây đến võng sau một thời gian sử dụng tấm nhựa polycarbonate

Điểm nối ghép không dùng nẹp nhôm mà lại dùng DC để thi công tấm nhựa polycarbonate hoặc các mẩu sắt thép thừa.

Một trường hợp phổ biến hiện nay chính là thợ thi công tấm nhựa polycarbonate không hề bắn theo đúng hướng dẫn thi công của nhà sản xuất

  • Khi nối 2 tấm nhựa polycarbonate với nhau phải dùng nẹp nhôm chuyên dụng để nối, khe hở giữa 2 tấm từ 10mm đến 15mm ) để trừ hao độ giãn nở của tấm nhựa và phải có khung sắt đỡ dưới tại điểm nối của tấm nhựa)

Thay vì dùng đúng phụ kiện chuyên dụng, các đội thợ thi công lại tìm cách bớt xén vật liệu. Họ có thể dùng các mảnh vụn đề cê còn thừa lại của tấm nhựa polycarbonate, cũng có thể dùng các mẩu sắt để chắp vá vào. Chính vì điều này khiến cho sản phẩm tấm nhựa sau 1 thời gian giãn nở do thời tiết thay đổi đã bị nứt chính từ các điểm bắn vít.

Thợ thi công đã lấy 1 miếng nhựa vụn để bắn vào tấm nhựa phía dưới khiến cho 1 thời gian vít đã bị nứt chân răm.
Thợ thi công đã bắn đè từ tấm nhựa này chồng lên tấm nhựa khác, khiến cho chính từ điểm bắn vít đó bị nứt.
Thợ khi thi công tấm nhựa polycarbonate đè 2 tấm lên nhau và bắn vít quá sát mép, khiến cho sản phẩm sau 1 thời gian đã nứt đi rất nhiều.

KẾT LUẬN:

Như chúng ta thấy, sản phẩm tấm nhựa rất bền và tuổi thọ lâu dài nhưng chỉ cần gặp qua một đội thợ thi công sai kỹ thuật hoặc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm thêm vật tư phụ sẽ khiến cho  sản phẩm tấm nhựa polycarbonate giảm tuổi thọ và  mất đi độ bền của nó. Người tiêu dùng và các chủ công trình hãy luôn luôn phải theo sát đội thợ hoặc liên lạc trực tiếp với đơn vị sản xuất, cung cấp hàng để lấy hướng dẫn thi công và làm đúng theo quy cách để sản phẩm có 1 tuổi thọ bền nhất có thể.

Bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ phổ cập đến quý khách hàng về hướng dẫn thi công để khi sản phẩm đến tay người dùng đều có một tuổi thọ, độ bền tối đa nhất

​————————————————————————

Thông tin liên hệ:

Nhựa Nam Anh – Tấm Nhựa Kính Polycarbonate

  • Chi nhánh Miền Bắc: 113 Phố Miêu Nha, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
  • Chi nhánh Miền Nam: 85 Thới An 13, Phường Thới An, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Nhà máy sản xuất: Khu công nghiệp DNN Trần Anh Tân Phú, Long An
  • Zalo doanh nghiệp: Nhựa Nam Anh

ĐỌC THÊM TIN TỨC

Hướng dẫn thi công tấm nhựa Polycarbonate

Nhựa Nam Anh du xuân đầu năm 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *